Nghệ sĩ KIM PHƯỢNG - Người làm “hậu phương” cho nghệ thuật Cải lương
07.10.2009
Tìm đến nghệ sĩ KIM PHƯỢNG tại địa chỉ 27/5 Đường Cô Giang, Quận 1, TP.HCM, đây cũng là mái ấm của gia đình bà, đồng thời còn là địa chỉ quen thuộc của nhiều nghệ sĩ tìm đến để may và mượn trang phục cải lương. Xuất thân là đào hát trong trong gia đình Đoàn cải lương Huỳnh - Long, Nghệ sĩ Kim Phượng đã rời bỏ bức màn nhung khi không còn duyên với sân khấu để trở về với nghề làm “hậu phương” cho bộ môn nghệ thuật này.
Bà đã thể hiện niềm đam mê cải lương của mình qua những trang phục diễn trên sân khấu từ kép, đào chánh cho đến những vai quân, sĩ,.. Hiện tại, bà là một trong những người làm nghề lâu năm nhất tại TP.HCM, hơn 30 qua, bà đã cho ra đời biết bao nhiêu bộ trang phục cải lương, góp phần thành công cho những vai diễn, cũng như sự phát triển chung của nghệ thuật.
Bà đến với nghề từ khi còn rất nhỏ, kế nghiệp cha mẹ, ban đầu chỉ làm trang phục cho đoàn Huỳnh Long trong gia đình. Sau này khi sân khấu cải lương phát triển mạnh, đòi hỏi những người làm nghề phải làm ra được những bộ trang phục cho nghệ sĩ khi diễn trên sân khấu và rồi từ đó bà đã gắn bó với nó.
Bà đã dành hết cái tâm của mình với những bộ trang phục mặc dù gặp rất nhiều khó khăn như: làm vất vả nhưng thu lao thấp hay những đêm thức trắng để nghĩ ra những bộ trang phục mới. Các nghệ sĩ chỉ diễn trên sân khấu một vài lần trong một vài trích đoạn hay tuồng nào đó, nên các nghệ sĩ thường không có mua trang phục, chỉ đến thuê. Có những bộ trang phục, bà phải cho thuê mất mấy năm mới lấy lại vốn. Mặc dù vậy, nhưng hễ ai yêu nghề diễn như các bạn sinh viên, đến với cải lương còn khó khăn bà sẵn sàng cho thuê với giá rẻ hay cho thiếu.
Có những lúc bà muốn bỏ nghề nhưng bởi niềm đam mê vô tận như máu thịt đối với cải lương nên bà đã gắn bó đến ngày hôm nay. Mất 2 tháng mới xong được một bộ trang phục, .. . quá nhiều công đoạn và cần tính tỷ mỉ như cắt, vẽ, ủi, sâu tụi, ,..làm mão các loại ,.. vv.
Nghệ sĩ KIM PHƯỢNG (đứng ở giữa) cùng với các chị em trong gia đình làm trang phục cải lương - Phóng viên LÊ TỚI (đứng bên phải)
Theo nghệ sĩ Kim Phượng, niềm vui lớn nhất của bà là được thấy nghệ sĩ mặc trang phục của mình trên sân khấu. Với con tim yêu nghề bà luôn cận kề các đoàn, nghệ sĩ mỗi lần diễn để chỉnh sửa trang phục, chăm chút tỉ mỉ cho họ. Giống như hình với bóng, bà mang cái tình yêu đó thể hiện trên sân khấu bằng những hình ảnh đẹp, lộng lẫy.
Hiện tại, điều bà trăn trở nhiều nhất là truyền lại nghề này cho con cháu trong gia đình bởi vì cái nghề này bà đã gắn liền cuộc sống và cuộc đời của gia đình bà. Thế nhưng, các con của bà lại không theo nghề của gia đình nên bà chỉ mong chờ các cháu của mình có thể nối nghiệp.
Sự thành công của các nghệ sĩ thì nhiều người biến đến, nhưng đối với những người như bà chỉ là những người thầm lặng, chịu nhiều vất vả. Với những ánh hào quang trên sân khấu, trang phục là linh hồn của nhân vật và tác phẩm. Khi sự thành công của nhân vật được tỏa sáng thì những bộ trang phục đó đã gắn liền với nghiệp diễn của họ. Khó khăn và cực khổ với nghề đã từng trải nhưng đối với bà, còn sống thì bà vẫn còn là người “mang đồ” cho các nghệ sĩ.